Những người tuyệt đối không nên ăn mứt, bánh chưng Tết
(VTC News) - Mứt và bánh chưng là hai loại thức ăn phổ biến trong dịp Tết nhưng không phải ai cũng ăn được món này.
Mứt Tết rất đa dạng về chủng loại, màu sắc cũng như hương vị nhưng nó thường quá ngọt. Vậy nên, đối với người bị những bệnh sau đây thì không nên ăn mứt.
Những người bị tiểu đường, béo phì hay đang giảm cân
Mứt thường quá ngọt nên sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể. Vì thế, mứt không thích hợp cho những người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao, béo phì hay những người muốn ăn kiêng.
Không những thế, nó còn gây tác dụng ngược, khiến bệnh trở nên trầm trọng, khó chữa hơn.
Đối với những ai đang giảm cân, dùng nhiều mứt tết rất dễ tăng cân, đường huyết không ổn định và còn dễ nổi mụn...
Phụ nữ mang thai
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM chia sẻ trên Tạp chí Tiếp thị và gia đình: "Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều mứt Tết. Bởi, phụ nữ mang thai có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, nhất là trong ba tháng giữa và ba tháng cuối nhưng mức độ tăng nhu cầu các chất lại không đồng đều"
"Trong khi nhu cầu năng lượng lúc mang thai chỉ tăng khoảng 20% so với lúc chưa có thai nhưng nhu cầu các chất khác có thể tăng trên 50%, thậm chí tăng gấp đôi", bà cho biết thêm.
Người già và trẻ em
Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi. Với người trung niên và cao tuổi, ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol dễ có nguy cơ bệnh tim mạch, người đã có bệnh thì tăng nguy cơ tai biến. Bên cạnh đó, trẻ em cũng không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.
Người giảm cân
Đối với mứt tết, chỉ nên sử dụng như một loại gia vị cho cuộc sống, nghĩa là ăn rất ít để hương vị tết thêm ngọt ngào.
Dùng nhiều mứt tết rất dễ tăng cân, đường huyết không ổn định và còn dễ nổi mụn.
Ăn nhiều mứt sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến ăn ít trong bữa chính nên hay có cảm giác mệt mỏi do cơ thể chỉ nhận năng lượng từ đường mà thiếu các chất đạm, béo, vitamin, khoáng chất.
Người bị đái tháo đường
Người đái tháo đường cần tránh ăn mứt, nếu rất thèm thì có thể ăn chút ít nhưng ăn sau bữa chính và phải bớt chất bột đường trong bữa chính.
Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.
Nhưng những người có các bệnh dưới đây, hãy tránh xa món bánh chưng để ngày Tết được vui khỏe hơn.
Bệnh thận
Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu cao thì cần tránh xa bánh chưng vì nó rất nhiều chất béo.
Béo hoặc béo phì
Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán thì nó cực giàu năng lượng, nhiều chất béo.
Nếu bạn vẫn giữ thói quen ngày Tết ăn bánh chưng kèm dưa hành, thịt đông thì thực sự nguy hiểm bởi dưa hành chứa hàm lượng muối cao, còn 2 loại thực phẩm kia thì nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.
Bị mụn nhọt
Những người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.
Bị đau dạ dày
Bánh chưng thường chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu...Khi ăn quá nhiều đồ nếp sẽ khiến dạ dày luôn bị ức ách khó chịu và dễ bị ợ chua.
Bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch
Người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch cần tuân theo một chế độ ăn uống để ổn định sức khỏe. Những người này nên hạn chế ăn bánh chưng để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.
Mứt Tết rất đa dạng về chủng loại, màu sắc cũng như hương vị nhưng nó thường quá ngọt. Vậy nên, đối với người bị những bệnh sau đây thì không nên ăn mứt.
Những người bị tiểu đường, béo phì hay đang giảm cân
Mứt thường quá ngọt nên sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể. Vì thế, mứt không thích hợp cho những người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao, béo phì hay những người muốn ăn kiêng.
Không những thế, nó còn gây tác dụng ngược, khiến bệnh trở nên trầm trọng, khó chữa hơn.
Đối với những ai đang giảm cân, dùng nhiều mứt tết rất dễ tăng cân, đường huyết không ổn định và còn dễ nổi mụn...
Phụ nữ mang thai
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM chia sẻ trên Tạp chí Tiếp thị và gia đình: "Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều mứt Tết. Bởi, phụ nữ mang thai có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, nhất là trong ba tháng giữa và ba tháng cuối nhưng mức độ tăng nhu cầu các chất lại không đồng đều"
"Trong khi nhu cầu năng lượng lúc mang thai chỉ tăng khoảng 20% so với lúc chưa có thai nhưng nhu cầu các chất khác có thể tăng trên 50%, thậm chí tăng gấp đôi", bà cho biết thêm.
Người già và trẻ em
Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi. Với người trung niên và cao tuổi, ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol dễ có nguy cơ bệnh tim mạch, người đã có bệnh thì tăng nguy cơ tai biến. Bên cạnh đó, trẻ em cũng không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.
Người giảm cân
Đối với mứt tết, chỉ nên sử dụng như một loại gia vị cho cuộc sống, nghĩa là ăn rất ít để hương vị tết thêm ngọt ngào.
Dùng nhiều mứt tết rất dễ tăng cân, đường huyết không ổn định và còn dễ nổi mụn.
Ăn nhiều mứt sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến ăn ít trong bữa chính nên hay có cảm giác mệt mỏi do cơ thể chỉ nhận năng lượng từ đường mà thiếu các chất đạm, béo, vitamin, khoáng chất.
Người bị đái tháo đường
Người đái tháo đường cần tránh ăn mứt, nếu rất thèm thì có thể ăn chút ít nhưng ăn sau bữa chính và phải bớt chất bột đường trong bữa chính.
Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.
Nhưng những người có các bệnh dưới đây, hãy tránh xa món bánh chưng để ngày Tết được vui khỏe hơn.
Bệnh thận
Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu cao thì cần tránh xa bánh chưng vì nó rất nhiều chất béo.
Béo hoặc béo phì
Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán thì nó cực giàu năng lượng, nhiều chất béo.
Nếu bạn vẫn giữ thói quen ngày Tết ăn bánh chưng kèm dưa hành, thịt đông thì thực sự nguy hiểm bởi dưa hành chứa hàm lượng muối cao, còn 2 loại thực phẩm kia thì nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.
Bị mụn nhọt
Những người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.
Bị đau dạ dày
Bánh chưng thường chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu...Khi ăn quá nhiều đồ nếp sẽ khiến dạ dày luôn bị ức ách khó chịu và dễ bị ợ chua.
Bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch
Người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch cần tuân theo một chế độ ăn uống để ổn định sức khỏe. Những người này nên hạn chế ăn bánh chưng để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.