“Tuyệt chiêu” chỉnh sửa ảnh trên máy tính mà không cần phần mềm
Ngay nay, bên cạnh việc chụp thì khâu biên tập ảnh cũng là một phân đoạn khá quan trọng trước khi bạn quyết định “tung” ra một “siêu phẩm” nào đó phải không? Những có khá nhiều phần mềm hỗ trợ biên tập mà bạn không biết nên chọn cái nào, cũng như không có nhiều kiến thức sử dụng chúng thì việc cài đặt phần mềm có lẻ khá…dư thừa.
Nếu bạn đang phân vân không biết nên làm thế nào thì bài viết này sẽ gợi ý cho bạn danh sách một số các dịch vụ biên tập ảnh trực tuyến với các bộ lọc ảnh khá tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng để thay thế cho các phần mềm biên tập ảnh nặng nề trên máy tính.
Là sản phẩm chỉnh sửa ảnh trực tuyến của “ông lớn” Autodesk, Pixlr Express không ngừng được cải tiến và bổ sung khá nhiều các tính năng khá hấp dẫn. Các tính năng biên tập ảnh được sắp xếp khá gọn gàng và đẹp mắt.
Bên cạnh đó, giao diện dễ sử dụng và không có quảng cáo là những ưu điểm rất dáng chú ý ở dịch vụ này.
Chính xác thì có thể xem WebCamera360 là phiên bản nền web của ứng dụng “Ngọc Trinh” hay Camera 360 vốn đã quá quen thuộc trên di động. Dù là phiên bản nền web nhưng WebCamera360 trang bị khá đầy đủ các công cụ biên tập ảnh “quen mặt” như cân chỉnh màu da, cằm,…
Do đây là phiên bản nền web nên các thao tác biên tập có phần đơn giản hơn so với “nhấp nhấp” trên màn hình smartphone. Tuy nhiên, có một nhược điểm khá tiếc là WebCamera360 không hỗ trợ khả năng…chụp ảnh “lung linh” qua webcam mà bạn phải tải tấm ảnh cần biên tập lên để chỉnh sửa. Khá buồn phải không?
Tương tự như Camera360, ứng dụng biên tập ảnh Fotor cũng có phiên bản nền web với khá nhiều các chức năng biên tập và khởi tạo ảnh như ghép, tạo ảnh bìa Facebook,… tất cả điều có những công cụ biên tập từ đơn giản đến nâng cao giúp bạn thoải mái sáng tạo những tác phẩm tuyệt vời cho riêng mình.
Nhược điểm duy nhất ở Fotor là do được trang bị nhiều tính năng và cách sắp xếp có phần khó hiểu nên có lẻ bạn sẽ mất chút ít thời gian để làm quen với nó. Bên cạnh đó, thời gian tải trang cũng lâu hơn WebCamera360 do dữ liệu “hơi nặng”.
Tilt-shift là thể loại nhiếp ảnh làm cho các đối tượng trong ảnh bị thu nhỏ lại như chụp mô hình, đồ chơi. Về nguyên tắc, tilt-shift là kĩ thuật dịch chuyển hoặc nghiêng ống kính (chuyên dụng) để tạo ra những bức ảnh mà chủ thể trong ảnh có kích thước trông nhỏ hơn so với thực tế. Và nếu bạn không được trang bị những kiến thức này để chụp ảnh Tilt-shift thì tiltshiftmaker.com sẽ giúp bạn.
Cách sử dụng tiltshiftmaker khá đơn giản, bạn chỉ việc tải ảnh cần tạo hiệu ứng Tilt-shift lên, sau đó xác định vị trí trọng tâm và tiến hành khởi tạo là xong. Nhìn chung thì thao tác điều chỉnh vị trí trọng tâm của ảnh Tilt-shift khá đơn giản và không quá phúc tạp nên chắc hẳn bạn sẽ làm chủ được tiltshiftmaker trong 1-2 phút và từ đó cho ra đời các “tác phẩm” ưng ý cho mình.
Tuy khá màu mè đầy chất “nghệ thuật” nhưng tốc độ tải trang của BeFunky lại cực kì nhanh. Và hơn thế, BeFunky cũng được trang bị rất nhiều các tính năng biên tập ảnh khá hấp dẫn mà nổi bật nhất là các bộ lọc ảnh khá bắt mắt.
Có một số người dùng ví von rằng nếu không thích Photoshop, thì BeFunky là lựa chọn mà bạn nhất định phải dùng qua! Rất đáng chú ý phải không?
Không được trang bị nhiều tính năng hấp dẫn như các dịch vụ ở trên nhưng PicMonkey cũng là một trong những dịch vụ được khá nhiều người sử dụng. Và kể từ sau khi Picnik được Google mua lại và khải tử thì PicMonkey được nhiều người dùng tìm đến như là một dịch vụ thay thế khá tốt.
Giao diện đơn giản, dễ sử dụng và nắm bắt bố cục nhưng cũng rất chuyên nghiệp là những ưu điểm mà người dùng tìm thấy ở PicMonkey. Mặc dù vậy, PicMonkey có phần đuối hơn so với các dịch vụ khác do số lượng bộ lọc ảnh khá ít và các tính năng vẫn còn khá sơ sài.